Chi tiết tin - VPUBND Tỉnh

VĂN PHÒNG UBND TỈNH QUẢNG TRỊ THAM MƯU LÃNH ĐẠO TỈNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001 - 2005.

18-03-2022 09:28:41

1. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.
Thời kỳ 2001 - 2005 là thời kỳ mở đầu cho giai đoạn mới bước sang thế kỷ XXI, với dự đoán sẽ có những biến đổi to lớn và sâu sắc, đất nước tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN bằng phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong hoàn cảnh mới, có cả cơ hội lớn và thách thức lớn.
Cùng với cả nước, Quảng Trị bước vào thời kỳ mới vừa có thuận lợi vừa có những khó khăn, thách thức. Nền kinh tế xã hội sau hơn 10 năm đổi mới đã tạo được nền tảng khá vững chắc, là tiền đề quan trọng cho bước phát triển tiếp theo. Tiềm năng đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi nhất là trục hành lang Đông - Tây. Thời cơ hội nhập quốc tế và khu vực đang được mở ra. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được đảm bảo. Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đang phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vững tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, hăng hái thi đua thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lại được Trung ương quan tâm lãnh đạo, bạn bè trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình ủng hộ; đó là sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để tỉnh thực hiện thành công kế hoạch và nhiệm vụ thời kỳ 2001 - 2005.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của một nền kinh tế cơ bản là thuần nông đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang gay gắt. Quảng Trị nằm xa các trung tâm kinh tế - chính trị, môi tường đầu tư hạn chế. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhiều vấn đề chưa đủ sức giải quyết, nhất là việc làm cho người lao động. Đời sống và sản xuất của nhân dân còn nhiều bức xúc trong lúc thiên tai thường xẩy ra... đó là những thực tế cần nhận thức sâu sắc để hoạch định chủ trương và giải pháp.
Từ đặc điểm tình hình như trên, mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2001 - 2005 được tỉnh xác định: “Quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Khai thác tốt các lợi thế, tranh thủ thời cơ đưa nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc hơn. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, giải quyết tốt việc làm, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống nhân dân, nhất là những vùng khó khăn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.”[1]
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát như trên, mục tiêu cụ thể cho giai đoạn này là: Phấn đấu đạt nhịp tăng trưởng bình quân hàng năm 10 - 11%, GDP bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2000. Tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm trong nông - lâm - ngư nghiệp là 5 - 6,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 21 - 23%; dịch vụ thương mại 7 - 8% để đạt cơ cấu công nghiệp - xây dựng 25 - 26%, nông nghiệp 36 - 37%, thương mại dịch vụ 35 - 37%.
Đến năm 2005, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 22 vạn tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu 25 triệu USD; giảm tỷ suất sinh hàng năm trên 0,6%; đưa tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống dưới 1,38%; hàng năm tạo việc làm mới cho 4000 - 5000 lao động; hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5 - 7%.
Trong giai đoạn này, bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh cơ bản vẫn giữ nguyên như trước, gồm đồng chí Nguyễn Minh Kỳ làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch là đồng chí Lê Hữu Phúc; đồng chí Lê Hữu Thăng; đồng chí Nguyễn Đức Chính; có bổ sung đồng chí Nguyễn Đức Cường (từ 4/2004 - 5/2009). Tháng 8/2003, đồng chí Nguyễn Minh Kỳ nghỉ hưu; đồng chí Lê Hữu Phúc giữ chức vụ Quyền Chủ tịch rồi Chủ tịch (từ tháng 5/2004).
Bộ máy lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: Do một số đồng chí chuyển công tác (Đồng chí Thái Xuân Lãm, đồng chí Quốc Hồ Hiệp Nghĩa và đồng chí Dương Khánh Hồng), bộ máy lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh có thay đổi: Từ tháng 5/2004, đồng chí Nguyễn Chí Dũng làm Chánh Văn phòng; các Phó Văn phòng gồm: Đồng chí Nguyễn Duy Tân (từ 5/2004 - 2009); đồng chí Trần Văn Thân (từ 4/2005 - 3/2015) và đồng chí Trần Anh Tuấn (từ 02/2003 đến nay).
2. Văn phòng UBND tỉnh tham mưu lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2001 - 2005.
Bước vào năm kế hoạch 2000, năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) và cũng là năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, phát huy những thành tựu đã đạt được của kế hoạch 5 năm (1996 - 2000); Văn phòng UBND tỉnh đã bám sát các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết của Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND tỉnh, tham mưu cho sự điều hành, chỉ đạo của UBND tỉnh càng sâu sát, đúng hướng, đạt hiệu quả cao. Coi trọng công tác quy hoạch, Văn phòng UBND tỉnh sau khi trình UBND tỉnh phê duyệt trình HĐND tỉnh thông qua việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2010; nhanh chóng phối hợp với các ngành tổng hợp của tỉnh hoàn thành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh; rà soát và tổ chức thực hiện những kế hoạch phát triển của các ngành, một số quy hoạch đô thị và nông thôn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định các khu dịch vụ Cụm công nghiệp Bắc Cửa Việt, Nam Đông Hà, khu đô thị mới Phường 5, khu Lâm viên Cọ dầu Nam Đông Hà, khu Công viên Lao Bảo, vùng lũ Hải Lăng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động Khu Thương mại Lao Bảo...
Kinh tế tăng trưởng khá; tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) đạt 7,53% so với năm 2000. Trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 4,9% (kế hoạch là 4 - 4,5%); công nghiệp - xây dựng tăng 22% (kế hoạch là 14 - 16%); dịch vụ tăng 5,1% (kế hoạch là 9 - 10%). Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản 43,77%; công nghiệp - xây dựng 17,13%; dịch vụ 39,1% (kế hoạch tương ứng là 44,5 - 15,5% - 40,5%);
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 202,418 tỷ đồng (kế hoạch địa phương là 310 tỷ đồng); trong đó: Thu thuế xuất nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt đạt 75,9 tỷ đồng (kế hoạch Trung ương giao đầu năm 180 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh còn 130 tỷ đồng; kế hoạch địa phương là 150 tỷ đồng); thu nội địa 126,48 tỷ đồng (chỉ tiêu là 110 tỷ đồng).
Tổng chi ngân sách nhà nước 599,27 tỷ đồng (chỉ tiêu là 450,17 tỷ đồng), trong đó: Chi đầu tư phát triển 223,759 tỷ đồng; chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do tỉnh quản lý 135,897 tỷ đồng.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu 23,6 triệu USD (kế hoạch là 23 - 24 triệu USD); giá trị kim ngạch nhập khẩu 10,1 triệu USD (kế hoạch là 19,5 triệu USD).
Sản lượng lương thực quy thóc đạt 20,65 vạn tấn (chỉ tiêu là 21 - 21,5 vạn tấn); trong đó, sản lượng lương thực có hạt 18,7 vạn tấn (chỉ tiêu là 19,5 vạn tấn). Diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 46.929,6 ha, tăng 2,2% so với năm 2000. Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày là 14.673 ha, diện tích cây ăn quả là 3.503 ha, tăng 13% so với năm 2000.
Trồng mới 6.061 ha rừng tập trung, bằng 121,2% kế hoạch (mục tiêu là 5.000 ha). Hoàn thành 100% kế hoạch bảo vệ rừng và 109,67% kế hoạch chăm sóc rừng. Trồng mới cà phê 89 ha (đạt 25,4% kế hoạch); hồ tiêu 269,5 ha (vượt 34,7% kế hoạch); cao su 100 ha.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 974,4 ha, tăng 13,3% so với năm 2000; trong đó, diện tích nuôi tôm là 350 ha, tăng 45,83%. Sản lượng thủy, hải sản đạt 13.700 tấn (bằng 105,38% kế hoạch, tăng 7,46% so với năm 2000) trong đó, khai thác 12.600 tấn và nuôi trồng 1.100 tấn. Nhiều mô hình mới nuôi tôm, cá có hiệu quả kinh tế cao đã bắt đầu xuất hiện, nhất là nuôi tôm bán thâm canh.

[1] Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII 

Quyết tâm thực hiện Chương trình  điện khí hoá nông thôn

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì được mức tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 348,65 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), bằng 101,95% kế hoạch, tăng 13,46% so với năm 2000; một số cơ sở công nghiệp đã được đưa vào sử dụng như Dây chuyền gạch tuy nen; Dây chuyền sản xuất nước tăng lực Thái Lan; Xí nghiệp gạch bloc của Công ty Khai thác đá Quảng Trị; một số cơ sở sản xuất khác như Nhà máy chế biến ván ép MDF; Dây chuyền gạch tuy nen ở Hải Lăng, Triệu Phong… đã triển khai xây dựng. Thương mại dịch vụ có bước phát triển mới và cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.200 tỷ đồng, bằng 120,8% kế hoạch, tăng 29,4 % so với năm 2000. Chính sách trợ giá trợ cước cho đồng bào miền núi tiếp tục thực hiện tốt, đã chủ động có kế hoạch thu mua các mặt hàng nông sản cho đồng bào các xã thuộc khu vực III, với tổng kinh phí là 1.454 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
Nhiều công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng mới như: Đường vào bãi tắm Cửa Việt; đường 64; đường 75; đường Cầu An Mô; đường Đặng Dung; đường Hùng Vương nối dài; Cầu Lệ Xuyên 1, 2; Cầu Tân Trung; Cầu La La; Cầu Nhùng..., nâng tỷ lệ nhựa hóa từ 30% năm 2000, lên 35% năm 2001, riêng tỷ lệ nhựa hóa giao thông khu vực đô thị tăng 77%.
Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và mở rộng. Toàn tỉnh đã lắp đặt thêm 4.544 máy điện thoại các loại, tăng 2 lần so với năm 2000, đưa tổng số điện thoại lên 21.238 máy, đạt 3,6 máy/100 dân, tăng 0,8 máy/100 dân so với năm 2000. 100/117 xã có máy điện thoại; 90 xã có báo đọc hàng ngày; 85/117 xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Phát hành 2,5 triệu tờ báo, tăng 3% so với năm 2000.
Tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã có chuyển biến tích cực. Trong năm đã tiến hành cổ phần hóa 4 doanh nghiệp nhà nước. Sau khi được chuyển đổi, các công ty bước đầu đã nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; riêng Công ty Khoáng sản Quảng Trị đã tăng doanh thu lên 2 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 4 lần, thu nhập của người lao động tăng 25 % và đã thu hút được nhiều lao động do đã chủ động mở thêm nhiều ngành nghề mới.
Đến tháng 10/2001, toàn tỉnh đã có 338 hợp tác xã, trong đó 262 hợp tác xã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã và 62 hợp tác xã được thành lập mới. Đã tập trung thực hiện Chương trình điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn 116/136 xã, phường, trị trấn đã sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 91%; 46/85 xã đã tổ chức bàn giao lưới điện trung áp nông thôn cho ngành điện quản lý.

UBND tỉnh Quảng Trị hợp tác với Chính phủ Na Uy

Các hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển và đã có tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài việc tiếp tục tổ chức thực hiện các dự án ODA hiện có, năm 2001 đã bắt đầu thực hiện Dự án phát triển nông thôn, nông nghiệp 7 xã ven biển huyện Triệu Phong do Chính phủ Na Uy tài trợ; Dự án phát triển nông thôn Quảng Trị (giai đoạn II) do Phần Lan tài trợ cho các huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Đakrông; triển khai Dự án làng mẫu Hiền Lương do Hàn Quốc tài trợ. Năm 2001, giá trị thực hiện vốn ODA đạt khoảng 144,6 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch và tăng 20,5% so với năm 2000; tổng vốn đầu tư của các dự án NGO và nguồn viện trợ nhân đạo đạt 97,5 tỷ đồng. Năm 2001 được tỉnh chọn là “Năm giáo dục” với việc thực hiện nhiều giải pháp phù hợp, có tính khả thi và đạt kết quả tốt. Trong năm, đã xây dựng mới 20 trường và một số phòng học phân tán, với tổng số vốn đầu tư là 45 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 162 trường cao tầng với 1.547 phòng học (tăng 217 phòng so với năm 2000), chiếm 45% tổng số trường toàn tỉnh. Số học sinh phổ thông đạt 157.667 em, tăng 3,3% so với năm học trước; huy động 2.073 cháu vào nhà trẻ, tăng 0,6%; số cháu vào mẫu giáo là 21.128 cháu, tăng 1%. Toàn tỉnh có 100% số xã, phường, đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; 83/136 xã, phường, thị trấn, 4 huyện và 2 thị xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở.
Công tác y tế đã được quan tâm chỉ đạo về nhiều mặt. Các cơ sở y tế như: Bệnh viện khu vực Triệu Hải; Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội và Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm; Trung tâm Y tế Đông Hà; 3/5 cụm kỹ thuật (Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh) đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng. 38 trạm xá xã (thuộc Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia) đang khẩn trương hoàn thành. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình triển khai thực hiện có hiệu quả. Số người thực hiện các biện pháp tránh thai tăng 2,2% so với năm 2000, giảm tỷ suất sinh 0,9%, đạt kế hoạch đề ra.
Năm 2001 đã có 650 làng, bản, đơn vị, tổ chức lễ phát động xây dựng làng, bản, đơn vị văn hóa, trong đó, 116 làng, bản, đơn vị được công nhận làng, đơn vị văn hóa với 30.934 gia đình được công nhận Gia đình văn hoá.
Truyền hình đã phủ sóng 88%, phát thanh đã phủ sóng 91% địa bàn dân cư. Nhiều di tích lịch sử được tiếp tục đầu tư đầu tư tôn tạo như: Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc; Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; Nhà tù Lao Bảo; Bảo tàng tỉnh; Sân bay Tà Cơn...; gấp rút hoàn thành một số dự án để chuẩn bị triển khai xây dựng như: Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải; đường Khe Sanh - Sa Trầm - Tà Long; đường Cửa Tùng - Vịnh Mốc; đường kinh tế - quốc phòng Cửa Việt - Cửa Tùng...
Những thành tựu đã đạt được trong năm 2001 đã góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Thu nhập GDP năm 2001 đạt 3 triệu đồng/người, tăng 5% so với năm 2000. Giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao động, trong đó Chương trình quốc gia hỗ trợ việc làm đã cho vay 13,5 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 2.600 lao động;

Hội thảo hợp tác phát triển giữa các tỉnh miền Trung Việt Nam, Trung Lào và Đông Bắc
Thái Lan

đã cho 12.084 hộ nghèo vay 44,2 tỷ đồng, thu nợ 18,8 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ cho vay với người nghèo lên đến 93,4 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng từ 8,82% năm 1999 lên 13% quỹ thời gian lao động ở nông thôn lên 73% năm 2001[1].
Năm 2002 là năm có bước ngoặt quan trọng trong việc thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn, tạo tiền đề rất quan trọng cho những năm tiếp theo; tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đưa thu nhập GDP bình quân đầu người lên 3,32 triệu đồng, tăng 9,6% so với năm 2001; tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế; tranh thủ nguồn vốn nước ngoài; nâng cao chất lượng nguồn lực, đẩy mạnh phong trào xóa đối giảm nghèo; giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội bức xúc, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện và thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra. Kết quả đạt được về các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt 8,41%, trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 6,02% (chỉ tiêu tăng từ 4 - 4,5%); công nghiệp - xây dựng tăng 23,75% (chỉ tiêu tăng 22 - 23%) và dịch vụ tăng 4,78% (chỉ tiêu tăng 6 - 6,5%). Tỷ trọng các ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo tỷ lệ tương ứng là: 42,88% - 18,5% - 38,61% (chỉ tiêu giao 42,3% - 19,4% - 38,3%).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 190,065 tỷ đồng (chỉ tiêu 245 tỷ đồng), trong đó: Thu thuế xuất nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt 48,342 tỷ đồng (chỉ tiêu 120 tỷ đồng); Thu nội địa 141,382 tỷ đồng (chỉ tiêu 125 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách địa phương 464,466 tỷ đồng (chỉ tiêu 498,44 tỷ đồng), chưa kể chương trình mục tiêu; trong đó, chi xây dựng cơ bản tập trung 128,459 tỷ đồng (chỉ tiêu 117 tỷ đồng). Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10,84 triệu USD (chỉ tiêu 25 triệu USD), đạt 43,3% kế hoạch. Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 12,95 triệu USD (chỉ tiêu 21 triệu USD, đạt 61,6% kế hoạch).
Sản xuất nông - lâm - thủy sản: Năng suất lúa đạt bình quân 43,3 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người tăng từ 314,5 kg năm 2001, lên 342,3 kg năm 2002; cây công nghiệp dài ngày tiếp tục phát triển cả về diện tích, quy mô và đầu tư thâm canh tăng năng suất. Cây ăn quả được duy trì và phát triển. Các sản phẩm cây công nghiệp đều tăng so với năm 2001. Sản lượng thủy, hải sản đạt 13.333 tấn, bằng 95,24% kế hoạch, tăng 0,5% so với năm 2001, trong đó: sản lượng khai thác chiếm 95,12%; sản lượng nuôi trồng chiếm 0,12%. Sản lượng quy thóc đạt 23,13 vạn tấn (chỉ tiêu 21,5 vạn tấn), trong đó: sản lượng lương thực có hạt đạt 20,73 vạn tấn (chỉ tiêu 19,55 vạn tấn). Trồng mới rừng tập trung 5.000 ha, đạt 100% kế hoạch. Trồng mới 147 ha cà phê (chỉ tiêu 150 ha); cao su 312 ha (chỉ tiêu 400 ha); hồ tiêu 187 ha (chỉ tiêu 150 ha).
Sản suất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 421,3 tỷ đồng (giá cố định 1994) bằng 105,33% kế hoạch, tăng 18,77% so với năm 2001. Sản xuất vật liệu xây dựng vẫn là thế mạnh của tỉnh, công nghiệp khai khoáng phát triển khá; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản có chuyển biến tích cực. Các cơ sở dịch vụ - công nghiệp phát triển đều khắp các huyện, thị xã; các làng nghề truyền thống đang được khôi phục. Chất lượng chế biến cà phê đã đạt yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế; sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất nhựa phát triển và đứng vững trên thị trường; nhà máy chế biến thủy sản đã được xây dựng.
Hạ tầng kinh tế phục vụ phát triển công nghiệp đã được tập trung thỏa đáng. Dự án năng lượng nông thôn (WB) đã triển khai tại 11 xã, đang tích cực triển khai giai đoạn 2. Đường dây và trạm biến áp 110KV đang tích cực thi công, phấn đấu cuối quý I/2003 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Dự án nâng cấp lưới điện 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị đang được thực hiện. 103/117 xã có điện, tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện đạt 90,15%; đã hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp nông thôn vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Nhiều công trình lớn có ý nghĩa quan trọng được hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường Hùng Vương nối dài, cầu Đại An, đường Lý Thường Kiệt, đường bao quanh nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh…, tạo cho thị xã trung tâm tỉnh lỵ có bước phát triển mới về cảnh quan, cơ sở hạ tầng đô thị, tạo điều kiện để phát triển. Đã xây dựng xong cầu cảng số 2 Cảng Cửa Việt; đặc biệt là đã mở rộng hoàn chỉnh 4,5 km Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Đông Hà, thị trấn Ái Tử và thị xã Quảng Trị; khởi công xây dựng mới đường Lâm - Sơn - Thủy, đường 75 Nam Đông, cầu Cam Tuyền, khôi phục cầu Hiền Lương năm 1952… Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn đã làm được 200 km, đạt 77% kế hoạch, tiếp tục phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Đến năm 2002, toàn tỉnh có 342 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Số hợp tác xã làm ăn khá chiếm 30%. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã còn thấp, tài sản, vốn, quy mô còn nhỏ bé.

[1] Báo cáo số 05/BC-UB ngày 18/01/2002 của UBND tỉnh Quảng Trị

11 Báo cáo số 06/BC-UB ngày 11/01/2003 của UBND tỉnh Quảng Trị

Khai trương Khu Thương mại Lao Bảo 

Về Bưu điện: Toàn tỉnh có 29 tổng đài, với dung lượng 27.982 số và 31 tuyến truyền dẫn nội thị. Tổng số máy trên toàn mạng là 26.482 chiếc, tăng 20%, đạt mật độ 4,4 máy điện thoại/100 dân (tăng 0,9 máy so với năm 2001); 101/117 xã có điện thoại, đạt tỷ lệ 86%; 6/15 xã biên giới, núi cao đã có điện thoại, đạt 40%; 19/25 xã miền núi có điện thoại, đạt 76% và 100% trạm, đồn biên phòng đã lắp đặt điện thoại, 90/117 xã có báo đọc hàng ngày.Năm 2002, số khách du lịch đến địa bàn tỉnh tăng 10 - 11%, doanh thu về lưu trú tăng 20% so với năm 2001. Tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp xây dựng mới các công trình: Di tích Đôi bờ Hiền Lương; Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; Di tích sân bay Tà Cơn; đường Cửa Tùng - Vịnh Mốc; đường Hồ Chí Minh huyền thoại; khách sạn tại Khu Thương mại Lao Bảo… phục vụ phát triển du lịch; tuy nhiên, hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế.Thực hiện "Năm cơ chế chính sách - 2002", Văn phòng UBND tỉnh đã khẩn trương hoàn chỉnh Đề án về chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư để trình Lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt, trình HĐND tỉnh thông qua. Đồng thời, Văn phòng UBND tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để Lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức quảng bá, hội thảo ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào, Thái Lan nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư; tổ chức hội thảo hợp tác phát triển các Dự án ODA do các nước Bắc Âu và Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ; Hội thảo hợp tác phát triển các tỉnh miền Trung Việt Nam với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan,

Đón đoàn Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan tại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo Năm 1998

các tỉnh Trung Lào để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh. Nhờ vậy, năm 2002 đã kêu gọi được một số dự án lớn đầu tư cho tỉnh.
Giá trị thực hiện các dự án ODA năm 2002 đạt 133,7 tỷ đồng, bằng 94,3% kế hoạch. Một số chương trình, dự án chuyển tiếp đã phát huy được hiệu quả như: Chương trình phát triển nông thôn Quảng Trị; Dự án cấp nước và vệ sinh thị xã Đông Hà; Dự án phát triển nông thôn vùng ven biển Triệu Phong; Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn và giao thông nông thôn. Ngoài ra, đang tích cực triển khai thực hiện Dự án giảm nghèo miền Trung; làm việc với tổ chức SIDA - Thụy Điển về Dự án phát triển nông thôn - Xóa đói giảm nghèo ở hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Triển khai thực hiện tốt một số dự án có quy mô dưới 1 triệu USD trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Công nghệ thông tin…; thu hút 3 dự án FDI đầu tư với tổng vốn 8,21 triệu USD. Công ty Giờ Nga của Cộng hoà Liên bang Nga đầu tư chế biến hồ tiêu (100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,80 triệu USD; Liên doanh nước khoáng AMVIET đã chuyển thành Công ty nước giải khát Việt - Mỹ (100% vốn nước ngoài) hiện đang sắp xếp tổ chức bộ máy và huy động nguồn lực để phát triển sản xuất; Công ty TNHH Chaichareon Việt- Thái (100% vốn nước ngoài) sản xuất nước giải khát tại Khu Thương mại Lao Bảo, tỉnh đã cấp phép điều chỉnh vốn đầu tư từ 2 triệu USD lên 2,8 triệu USD để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.

Lễ khánh thành nhà tình nghĩa

Trên địa bàn tỉnh, có 11 Văn phòng đại diện với 32 hợp phần dự án thuộc nguồn viện trợ phi Chính phủ, với tổng số vốn viện trợ gần 9 triệu USD. Trong năm có 30 dự án đầu tư từ 2 tỷ đồng trở lên với tổng vốn gần 900 tỷ đồng (chưa kể Khu Thương mại Lao Bảo); một số dự án có quy mô lớn như: Nhà máy ván sợi ép MDF; Thép chất lượng cao; Nuôi tôm công nghiệp; Khách sạn 3 sao; Nhà máy chế biến tinh bột sắn…Cùng với "Năm cơ chế chính sách", "Chương trình 300 nhà tình nghĩa" đã trở thành nội dung trọng tâm, đòi hỏi các cấp, các ngành tập trung thực hiện trong năm 2002. Kết quả năm 2002, đã huy động tổng hợp nhiều nguồn lực và đã tập trung xây dựng 468/516 nhà tình nghĩa với tổng số vốn huy động là 6.931 triệu đồng (vượt kế hoạch đề ra của Chương trình).
Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Tỉnh ủy ban hành chỉ thị về vấn đề xuất khẩu lao động, khẩn trương hoàn chỉnh Đề án "Xuất khẩu lao động giai đoạn 2003 - 2005" của tỉnh đã được HĐND tỉnh thông qua. Đã giải quyết việc làm mới cho 6.000 lao động, 1.250 lao động được đào tạo nghề ngắn hạn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5,5%, thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 73% (năm 2001) lên 75% (năm 2002). Hạ tỷ lệ đói nghèo xuống còn 19,35%; 10.102 người hoạt động kháng chiến được chi trả trợ cấp 1 lần. Năm 2002, đã huy động tổng hợp nhiều nguồn lực và đã tập trung xây dựng 468/516 nhà tình nghĩa với tổng số vốn huy động là 6.931 triệu đồng (vượt kế hoạch đề ra của Chương trình 300 nhà tình nghĩa).

Mừng vui 30 năm ngày giải phóng quê hương đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Trị

Quy mô giáo dục tăng về số lượng và chất lượng. Hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 67,7% xã, phường, thị trấn (chỉ tiêu 70%); đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa lớp 1, lớp 6. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của tỉnh về xây dựng nhà ở cho giáo viên vùng khó, chính sách ưu đãi cho giáo viên vùng sâu, vùng xa; giáo viên ngoài biên chế. Số lượng học sinh phổ thông tăng 4% so với năm học trước, số trẻ huy động vào lớp 1 đạt 95%. Toàn tỉnh có 92/136 xã, phường, thị trấn; 3/9 huyện, thị xã (Hải Lăng, thị xã Quảng Trị, thị xã Đông Hà) được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (đạt tỷ lệ 76% số xã, phường, thị trấn theo chuẩn mới). Tổng vốn đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học là 30 tỷ đồng, 220 phòng học kiên cố hoàn thành và đưa vào sử dụng, đưa tỷ lệ trường được cao tầng hóa, kiên cố hóa lên 53% (tăng 8% so với năm 2001).
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả. 52% trạm xá xã đã có bác sỹ. Toàn tỉnh đạt tỷ lệ 5,2 bác sỹ/1 vạn dân. Giảm tỷ suất sinh 8%o (đạt 100% kế hoạch); giảm tỷ lệ hộ nghèo đói xuống còn 19,35% (chỉ tiêu 19,4%). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 31% (đạt 100% kế hoạch).
Toàn tỉnh đã có 142/939 làng bản, cơ quan, đơn vị đã đăng ký được công nhận Đơn vị văn hóa; và 21.793/90.203 gia đình đã đăng ký được công nhận Gia đình văn hóa. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục - Thể thao lần thứ 3 của tỉnh và giải bóng chuyền trẻ toàn quốc năm 2002. Phong trào Thể dục - Thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, tham gia thi đấu giải quốc tế đạt khá.
Tỉnh đã hỗ trợ 1.266 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 80.000đ/tháng, với mức hỗ trợ đời sống 465.506 đồng/hộ và phát triển sản xuất 956.296 đồng/hộ, góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ để yên tâm ổn định đời sống và sản xuất. Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp với các Sở, Ban ngành và UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ xây dựng Đề án "Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số đang gặp khó khăn về nhà ở" trình UBND tỉnh thẩm định và HĐND tỉnh thông qua. Năm 2002, Lãnh đạo tỉnh đã thống nhất chủ trương bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm xây dựng nhà ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số ở 2 xã Thanh và Húc Nghì.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm huyện miền núi Đakrông

Đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XI an toàn, tiết kiệm và đúng luật định. Tỷ lệ cử tri đi bầu cao 99,9%. Đã tiến hành tổng kết thí điểm Dự án Cải cách hành chính năm 2002 và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2002 - 2005; triển khai nhân rộng mô hình giao đất theo cơ chế "1 cửa" ở tất cả các huyện, thị xã. Hoàn thành thẩm định 34 đề án sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế của các Sở, Ban ngành, các huyện, thị xã theo Quyết định 207/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định 34 đề án quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, cán bộ cán sự giai đoạn 2002 - 2005; mở 31 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 3.127 cán bộ công chức, cán bộ cán sự theo học. Xét và tuyển dụng 542 giáo viên phổ thông và mầm non đảm bảo đúng quy chế. Xây dựng và triển khai Dự án hỗ trợ thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Quảng Trị do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ. Hoàn thành Đề án các chính sách khuyến khích về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút bố trí và sử dụng cán bộ theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.
Nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong năm "Cơ chế chính sách" của tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã xây dựng và hoàn chỉnh các chương trình hành động, đề án để tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ lần thứ 7 (Khóa XIII) đã đề ra; cụ thể: Chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây đến 2010; Chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội miền biển và vùng cát đến năm 2010 của tỉnh; Chương trình hành động về phát triển kinh tế - du lịch; Chương trình phát triển xây dựng đô thị; Chương trình hành động về phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân; chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kiến nghị Trung ương ban hành (sửa đổi) Quy chế Khu Thương mại Lao Bảo; chương trình 300 nhà tình nghĩa; Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Trị; đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm thu hút các nhà đầu tư đưa các nguồn về đầu tư sản xuất - kinh doanh tại Quảng Trị; chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa giao thông nông thôn và những cơ chế chính sách về văn hoá - xã hội khác như: Chương trình việc làm giai đoạn 2002 - 2005; chính sách phụ cấp cho giáo viên mầm non ngoài biên chế; chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2002 - 2005; chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo; chính sách hỗ trợ phụ cấp và bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non ngoài biên chế; chính sách quy định mức thu phí và đóng góp xây dựng trường học ở các cấp học trong tỉnh, chính sách khuyến khích thu hút nguồn thu thuế xuất nhập khẩu; chính sách khuyến khích các địa phương, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế nộp vượt kế hoạch thu nộp ngân sách; quy chế quản lý kinh doanh hàng nhập khẩu tiêu thụ tại Khu Thương mại Lao Bảo...
Năm 2003 là năm bản lề quan trọng, có tính quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh. Nhận thức sâu sắc điều đó, Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện bộ máy, tăng cường thêm cán bộ, công chức, xây dựng quy chế làm việc, nội quy cơ quan để tích cực thực hiện ngày càng tốt và hiệu quả hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Năm 2003, Văn phòng UBND tỉnh cũng đã tập trung công sức, trí tuệ trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh tập trung chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết HĐND tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế chính sách, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tạo được sự ổn định của một nền kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá - xã hội phát triển tích cực và bền vững, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an ninh tiếp tục được giữ vững. Kết quả đạt được là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,5% (kế hoạch 9 - 10%). Trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 3,2% so với năm 2002 (kế hoạch 4 - 5%); công nghiệp - xây dựng tăng 19,6% (kế hoạch 25%) và dịch vụ tăng 6,5% (kế hoạch là 7%). Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ đạt theo tỷ lệ tương ứng: 40,5% - 21,3% - 38,2% (kế hoạch là: 40,5% - 20,5% - 39%).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 253,92 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch; trong đó: thu thuế xuất nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt là 63,5 tỷ đồng, vượt 135% so với kế hoạch; thu nội địa đạt 175,32 tỷ đồng (đạt 120% so với kế hoạch). Tổng chi ngân sách địa phương đạt 731,146 tỷ đồng, đạt 101,6% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15 triệu USD đạt 62,5% (kế hoạch là 24 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 22,5 triệu USD, bằng 150% kế hoạch.
Sản lượng lương thực có hạt đạt 20,64 vạn tấn (đạt 100,68% kế hoạch). Trồng mới rừng tập trung 4.979 ha (kế hoạch 5.000 ha). Trồng mới cà phê 207 ha (kế hoạch 150 ha); cao su 230 ha (kế hoạch 250 - 300 ha); hồ tiêu 220,5 ha (kế hoạch 180 - 200 ha). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, nhất là cơ cấu giống lúa, mùa vụ, kết hợp với việc thực hiện đồng bộ, có kết quả các yếu tố kỹ thuật thâm canh... Năng suất lúa bình quân chỉ đạt 42,8 tạ/ha (giảm 1,15% so với năm 2002 do hạn hán). Sản lượng lương thực có hạt 20,64 vạn tấn, giảm 0,42%. Lương thực bình quân đầu người đạt 337,3kg.
Sản lượng thủy sản đạt 14,741 tấn, bằng 97,9 kế hoạch, tăng 2,1% so với năm 2002. Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, nhất là nuôi tôm, đạt 462,5 ha, tăng 73,5 ha so với năm 2002.
Trồng mới 4.947 ha rừng tập trung, đạt 99% kế hoạch, nâng tổng số rừng tập trung lên 6.7815 ha, độ che phủ đạt 37,2%. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh rừng. Khai thác 2.000m3 gỗ rừng tự nhiên, 18.000 m3 gỗ rừng trồng.Công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; trong đó khu vực ngoài nhà nước đạt được mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 493,6 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), bằng 98,4% kế hoạch, tăng 13,93% so với năm 2002. Một số sản phẩm chủ yếu tăng như: Ti tan tăng 5,4%; gạch nung tăng 21,75%; nước máy tăng 15,8%; điện thương phẩm tăng 15,86%; xi măng tăng 0,52%; phân bón (kể cả phân vi sinh và phân hóa học) tăng hơn 3 lần; quần áo may sẵn tăng 28,3%... Nhiều công trình đầu tư lớn trong kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) đã xây dựng xong và bước vào sản xuất hoặc đang được tiếp tục đẩy mạnh thi công xây dựng tại các khu công nghiệp và Khu Thương mại Lao Bảo. Đây là những nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế công nghiệp của tỉnh trong những năm tiếp theo; đặc biệt, công trình Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị chính thức được khởi công xây dựng.
Cùng với con đường 9, Khu Thương mại Lao Bảo và nay thêm công trình Thủy lợi - Thủy điện, Quảng Trị sẽ có cơ hội lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội Miền Tây đến năm 2010 của Tỉnh ủy, có thể làm đổi thay nhanh chóng đời sống, đổi đời thực sự cho những người dân đang sống ở vùng đất nghèo của huyện

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Nguyễn Tấn Dũng ấn nút phát lệnh khởi công Công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị - Năm 2003

miền núi Hướng Hóa, vốn dĩ từng gánh chịu nhiều mất mát hy sinh trong các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc và hiện tại vẫn đang bị thiệt thòi nhiều trong cuộc sống hòa bình, xây dựng. Chúng ta nhận thức được rằng: Đây chính là một trong những giải pháp đột phá, đầu thế kỷ XXI để có thể đẩy nhanh nhịp độ phát triển chung của tỉnh Quảng Trị, đồng thời cũng là một việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình của Đảng, của Cách mạng đối với đồng bào các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều đã từng trọn đời gắn bó thủy chung, một lòng một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ.[1]
Đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng đường dây 110KV Đông Hà - Lao Bảo. Năm 2003, toàn tỉnh có 130/136 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, 95% số hộ sử dụng điện và đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cải tạo và phát triển lưới điện ở thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị.
Hệ thống giao thông của tỉnh tiếp tục được duy tu, nâng cấp và xây dựng mới. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh và đa dạng. Năm 2003, đã lắp đặt mới 5.507 máy điện thoại; bình quân 5,3 máy/100 dân, tăng 1,3 máy/100 dân so với năm 2002. 126/136 xã, phường, thị trấn có điện thoại cố định, 93/117 xã có điểm Bưu điện Văn hóa xã và có báo đọc hàng ngày.
Tổng vốn đầu tư xã hội năm 2003 đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2002. Nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung: 393 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương đầu tư qua Bộ ngành: 195 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương đầu tư tập trung (theo Nghị quyết của HĐND tỉnh) là 110 tỷ đồng và các nguồn vốn khác 88 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: 92 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng đầu tư: 57 tỷ đồng; nguồn vốn nước ngoài (ODA + FDI + NGOs) là 187 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp và tư nhân đầu tư là 321 tỷ đồng.

[1] Lược ghi Phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khởi công Công trình Thủy lợi- Thủy điện Quảng Trị, ngày 29/8/2003

Lễ khánh thành và bàn giao công trình Trường THCS huyện Sê Pôn do tỉnh Quảng Trị hỗ trợ xây dựng

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư được đẩy mạnh theo hướng tiếp tục phát huy kết quả để thực hiện "Năm cơ chế chính sách", trong đó, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư là nhân tố, là "cú hích" tạo động lực mới cho đầu tư phát triển. Trong năm đã thu hút được 14 dự án đầu tư nâng tổng số dự án trong và ngoài nước đăng ký đầu tư trên địa bàn lên 65 dự án, với tổng nguồn vốn đầu tư là 2.238 tỷ đồng. Một số dự án đầu tư tương đối lớn như: Nhà máy ván sợi ép (MDF); Nhà máy cán thép chất lượng cao; 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hướng Hóa và Hải Lăng; Nhà máy sản xuất giấy; Dự án nuôi tôm trên cát Hải Lăng; Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu... sẽ hoàn thành và bước vào sản xuất trong năm 2004. Đã thu hút mới 2 dự án ODA: Dự án xây dựng Bệnh viện Vĩnh Linh do cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tài trợ (752.000 USD); Dự án "Chia sẻ" tỉnh Quảng Trị triển khai ở 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh do Chính phủ Thụy Điển tài trợ (13,32 triệu USD). Triển khai thực hiện Dự án giảm nghèo miền Trung do ADB tài trợ (14.237.000 USD). Đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án JIBIC để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước sinh hoạt... Giá trị khối lượng thực hiện các dự án ODA khoảng 10,077 triệu USD, bằng 90% kế hoạch, trong đó, vốn nước ngoài 8,843 triệu USD, vốn đối ứng là 3,418 triệu USD. Năm 2003, tỉnh mới bố trí được 15,375 tỷ đồng/44,345 tỷ đồng phải đối ứng.
Năm 2003, đã có 17 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, với tổng nguồn vốn đã cam kết là 10,3 triệu USD; chủ yếu đầu tư thực hiện các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, giảm nhẹ thiên tai, rà phá bom mìn, hỗ trợ nhân đạo... Năm 2003, toàn tỉnh cũng đã có 4 dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đầu tư là 12,7 triệu USD; riêng nước khoáng AMVIET, tỉnh đang lập thủ tục rút giấy phép đầu tư vì không thực hiện đúng cam kết.
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo được quan tâm, tăng cả số lượng và chất lượng ở các cấp học, ngành học. Số học sinh phổ thông đến trường là 17 vạn em, tăng gần 500 em so với năm học trước. Tổng số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt tỷ lệ 96%. Chỉ đạo tích cực việc triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa lớp 2, lớp 7. Nổi bật trong năm 2003, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất lãnh đạo tỉnh bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, thực hiện xét tốt nghiệp trên cơ sở kết quả học tập của các em ở năm học cuối cấp và đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo đồng ý, chọn Quảng Trị làm thí điểm xét tuyển tốt nghiệp học sinh tiểu học. Kết quả của đợt xét tuyển đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo đánh giá cao và xem sáng kiến của Quảng Trị là một đóng góp vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có tính khoa học cao để có thể nhân rộng ra cả nước.
Hệ thống giáo dục mầm non và đào tạo nghề cũng được quan tâm. Đã có 4 huyện, thị xã (Đông Hà, Quảng Trị, Gio Linh, Vĩnh Linh) và có 105/136 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 77% (kế hoạch là 80%). Đội ngũ giáo viên được tăng cường và ngày càng được chuẩn hóa (68,5% đối với giáo viên mầm non; 93,2% đối với giáo viên tiểu học; 92,38% đối với giáo viên trung học cơ sở và 99,82% đối với giáo viên trung học phổ thông). Tổ chức trao giải thưởng Bùi Dục Tài cho 33 học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức có những sáng kiến kinh nghiệm, thành tích xuất sắc trong học tập và công tác. Đến nay, toàn tỉnh có 285 trường với 4.753 phòng học. Năm 2003 đã xây dựng mới 256 phòng học, nâng tỷ lệ số phòng học được cao tầng, kiên cố hóa lên 55%.
Công tác phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) được triển khai thực hiện tích cực. Tình hình dịch bệnh giảm, một số bệnh dịch như sốt xuất huyết, sốt rét, tiêu chảy đã được kịp thời khống chế, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Toàn tỉnh có 47% xã, phường có bác sỹ (nếu tính cả bác sỹ tăng cường về cho xã thì đạt 67,6%); 98,5% xã, phường có nữ hộ sinh. Đội ngũ cán bộ y tế tăng 0,3% so với năm 2002; 100% thôn, bản đã có nhân viên y tế cộng đồng. Triển khai thực hiện tốt chương trình đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, tập trung xây dựng mô hình gia đình mới, câu lạc bộ gia đình không sinh con thứ 3. Nâng cao chất lượng thông tin và nắm chắc các dữ liệu cơ bản về công tác dân số. Mức giảm tỷ suất sinh là 0,7%, đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 28,96%, giảm 2,74% so với năm 2002.

Lễ hội đua thuyền

Các câu lạc bộ thể thao được hình thành và tổ chức hoạt động đều, rộng khắp; đặc biệt, phong trào Thể dục - Thể thao người khuyết tật phát triển và được Trung ương đánh giá là địa phương có phong trào mạnh của toàn quốc.
Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân (GDP) đầu người đạt 3,61 triệu đồng, tăng 8,7% so với năm 2002; tỷ lệ hộ nghèo còn 15% - theo tiêu chí mới (kế hoạch là 17%); tạo việc làm mới cho 6.000 lao động (kế hoạch 6.000 - 6.500).

Đông Hà sau ngày giải phóng

Đông Hà đổi mới

Chương trình xóa đói giảm nghèo được lồng ghép thực hiện ngày càng có hiệu quả. UBND tỉnh đã giao cho 53 cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và doanh nghiệp đỡ đầu cho 36 xã đặc biệt khó khăn và biên giới; hướng dẫn các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện việc kết nghĩa với các xã đặc biệt khó khăn. Chọn 3 xã: Thanh, Húc Nghì và Vĩnh Khê để xây dựng mô hình xã điểm về xóa đói giảm nghèo, rút kinh nghiệm trước lúc nhân rộng ra các địa bàn khó trong tỉnh; xây dựng thí điểm 100 nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông để tổ chức rút kinh nghiệm và chỉ đạo hỗ trợ xây dựng 375 nhà trong năm 2003, với tổng kinh phí là 3 tỷ đồng (trích từ ngân sách tỉnh).
Các chính sách đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng; phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa... tiếp tục thực hiện tốt. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.936 nhà tình nghĩa, riêng trong chương trình "300 nhà tình nghĩa" được triển khai từ năm 2002 đến nay, đã xây được 531 nhà, sửa chữa 96 nhà. Tỉnh chỉ đạo tiếp tục giải quyết tồn đọng chính sách khen thưởng kháng chiến (ước còn hơn 6.000 hồ sơ). Năm 2003, đã tích cực giải quyết 2.850 người được tặng thưởng Bằng, Huân, Huy chương Kháng chiến, được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần.
Công tác xây dựng thế trận biên phòng trên 2 tuyến, xây dựng khu vực phòng thủ, giáo dục quốc phòng được chú trọng và đặc biệt thực hiện tốt công tác quy hoạch kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh. Hoàn thành đường Cửa Việt - Hải An; đường Cửa Tùng - Vịnh Mốc; khởi công xây dựng khu neo đậu trú bão Cửa Tùng; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án để xây dựng đường Cửa Việt - Cửa Tùng và cơ sở hạ tầng cho đảo Cồn Cỏ. Tổ chức cuộc diễn tập khu vực phòng thủ GL03 huyện Gio Linh đạt kết quả khá. Tổ chức các cuộc diễn tập phòng chống bão lụt, cứu hộ, cứu nạn... một cách nghiêm túc, đúng quy trình kế hoạch và đạt kết quả tốt. Công tác tuyển quân đạt 100% chất lượng và kế hoạch đã đề ra.
Năm 2004 đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới như dịch cúm gia cầm, giá cả một số mặt hàng quan trọng như: thép, xăng dầu, phân bón... tăng cao đã có những tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm chậm tiến độ thực hiện nhiều công trình xây dựng cơ bản…; để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2004, tạo đà thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2001 - 2005), cơ chế làm việc của UBND tỉnh đã bắt đầu được chuyển đổi: hướng mạnh về cơ sở; giải quyết tốt quan hệ làm việc với các ngành, các cấp; phân cấp và trao quyền chủ động mạnh hơn cho các ngành và các huyện, thị xã điều hành quản lý trên cơ sở kế hoạch đã được thống nhất; thường xuyên tổ chức họp báo, giao ban để đánh giá tình hình, kịp thời điều chỉnh kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng huyện, thị xã. Nhờ vậy hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước được phát huy mạnh mẽ, tạo sự điều hành, chỉ đạo thực hiện thống nhất và đồng bộ trong các cấp, các ngành. Sự đổi mới lề lối làm việc của UBND tỉnh đã tạo cho Văn phòng UBND tỉnh một bước phát triển mới: Chủ động kiện toàn tổ chức bộ máy, phát huy được sức mạnh của tập thể; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc; phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của từng thành viên kết hợp với sự đoàn kết nhất trí cao của nội bộ... để từng bước nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Kết quả, các chỉ tiêu cụ thể đạt được là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 9,2% so với năm 2003 (kế hoạch là 9 - 10%). Trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 4,5% (kế hoạch là 4 - 4,5%), công nghiệp - xây dựng tăng 21,3% (kế hoạch là 25 - 26%), dịch vụ tăng 7,7% (kế hoạch là 7 - 7,5%); GDP bình quân đầu người đạt 4,472 triệu đồng/năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 339,143 tỷ đồng, đạt 125,6% kế hoạch; trong đó: thu nội địa 270.334 triệu đồng, đạt 146% dự toán và bằng 129% năm 2003; Thuế xuất nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt là 48,8 tỷ đồng (kế hoạch là 65 tỷ đồng).
Tổng chi ngân sách địa phương quản lý đạt 994,428 tỷ đồng, đạt 121,5% kế hoạch; trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: 255,9 tỷ đồng, bằng 189,9% kế hoạch (chưa tính chi đầu tư từ nguồn vốn thu đấu giá đất là 21,165 tỷ đồng).
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13 triệu USD, đạt 54,2% kế hoạch. Tổng kim ngạch nhập khẩu 19,6 triệu USD, đạt 89,1% kế hoạch.
Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản phát triển khá toàn diện và tiếp tục đạt những kết quả khả quan. Trồng mới rừng tập trung 5.000 ha, đạt 100% kế hoạch. Trồng mới cây công nghiệp dài ngày 100,5 ha, hồ tiêu 136,8 ha, cao su 1.100 ha (kế hoạch là 300 - 400 ha). Sản lượng thủy sản 16.630 tấn (kế hoạch là 15.500 tấn), đạt 107,3%, tăng 12,8% so với năm 2003.
Diện tích gieo trồng hàng năm tăng nhanh đạt 72.547,3 ha, bằng 101,7% kế hoạch, tăng 1.226,9 ha so với năm 2003. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 45,9 tạ/ha, tăng 3,1 tạ/ha so với năm 2003. Sản lượng lương thực có hạt đạt mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 21,95 vạn tấn (kế hoạch là 20,5 - 21 vạn tấn), đạt 107% kế hoạch, trong đó sản lượng thóc đạt 214.275 tấn, tăng 11.400 tấn so với năm 2003.
Tổng đàn gia súc tăng so với năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 17.754 tấn. Toàn tỉnh có 5.000 con bò lai Sind, đạt 110,4 kế hoạch. Chương trình nạc hóa đàn lợn đi đôi với việc bảo tồn giống nái Móng Cái thực hiện tốt, đã đạt kết quả trên 80% trong tổng đàn lợn. Sản lượng thủy sản tăng 12,8% so với năm 2003, trong đó: khai thác chiếm 83,7%; nuôi trồng chiếm 16,3%.

Lễ ký kết biên bản hợp tác đào tạo sinh viên tại Thái Lan (02/10/2001)

Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 592,8 tỷ đồng (giá cố định 1994), bằng 102,2% kế hoạch, tăng 20,5% so với năm 2003. Một số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng như: Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa; Nhà máy sản xuất xăm lốp xe đạp, xe máy Camel; Nhà máy chế biến hồ tiêu Giờ Nga; Nhà máy sản xuất than sạch. Một số dự án đang tiếp tục triển khai như: Nhà máy MDF; cán thép, tinh bột sắn ở Hải Lăng; chế biến cà phê Thái Hòa; sản xuất phụ tùng xe máy, xe đạp ở Khu Thương mại Lao Bảo.Các công trình chuyển tiếp của giao thông vận tải đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Cầu Cam Tuyền; cầu tràn Tà Rụt; đường vào Nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng; đường 75 Đông. Đẩy nhanh tiến độ công trình cầu Bến Sanh; cầu Cửa Tùng; đường Hùng Vương nối dài (đoạn Lý Thường Kiệt - 9D); đường Tà Rụt - A Vao; cầu tràn Ba Lòng. Triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các công trình trọng điểm như: nâng cấp luồng vào cảng cá Cửa Việt; cầu Cửa Việt...
Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển nhanh: 100% huyện, thị xã có hệ thống vi ba số; 120/138 xã, phường, thị trấn có điện thoại; xây dựng mới 33 bưu cục; 95 điểm bưu điện văn hóa xã. Mật độ điện thoại đạt gần 8 máy/100 dân. Hiện có 875 hộ thuê bao Internet.
Hệ thống chợ đã được quy hoạch tổng thể, đến năm 2004, đã có 7/9 huyện, thị xã được đầu tư nâng cấp xây dựng chợ trung tâm, với quy mô từ 250 - 350 lô quầy. Doanh thu du lịch ước đạt 39 tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch, tăng 21,8% so với năm 2003 (tăng 7 tỷ đồng).
Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2004 đạt 1.310 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2003. Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 516, trong đó có 32 công ty cổ phần, 284 công ty trách nhiệm hữu hạn, 200 doanh nghiệp tư nhân. Tổng thu khu vực kinh tế tập thể ước đạt 500 tỷ đồng, chiếm 18% GDP của tỉnh.
Năm 2004, Văn phòng UBND tỉnh đã tích cực chủ động phối hợp với các ngành, tập trung xây dựng các chương trình, đề án lớn của tỉnh như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy về Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010; Quy hoạch khoáng sản đến năm 2010, có tính đến 2020; Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Quán Ngang; Đề án cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành đã được quan tâm, đầu tư công sức để xây dựng, cụ thể: tiến hành lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảo Cồn Cỏ; vùng miền Tây, miền biển, vùng cát; các quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Giáo dục - Đào tạo, Thể dục - Thể thao đến năm 2010, có tính đến 2020; Quy hoạch phát triển các Khu du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - Đảo Cồn Cỏ; du lịch sinh thái Đakrông và đường Hồ Chí Minh huyền thoại; Đề án điều chỉnh quy hoạch thị xã Đông Hà để chuẩn bị các điều kiện đưa Đông Hà lên đô thị loại III....
Hoạt động kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư được tăng cường. Năm 2004, Văn phòng UBND tỉnh đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch, nội dung làm việc và phục vụ cho Lãnh đạo tỉnh tiếp 244 đoàn khách quốc tế, trực tiếp hướng dẫn 9 đoàn phóng viên báo chí, truyền hình nước ngoài đến tìm hiểu về công cuộc đổi mới, tiềm năng của tỉnh để tuyên truyền, kêu gọi đầu tư.
Công tác vận động và thực hiện các dự án NGO đạt 5,5 triệu USD (tương đương 86 tỷ đồng VN), tăng 74% so với năm 2003. Một số dự án tiêu biểu đang triển khai như: Xây dựng nhà điều trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh do tổ chức Đông Tây hội ngộ tài trợ (1,2 triệu USD); Dự án rà phá bom mìn do tổ chức SODI (Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ với tổng kinh phí trên 600.000 EURO; Tổ chức tầm nhìn thế giới tài trợ 884.000 USD (năm 2004) và 845.000 USD (năm 2005); Tổ chức MAG (Anh) tài trợ 2,16 triệu USD cho 2 năm 2005 - 2006; đang lập thủ tục mở rộng dự án khắc phục hậu quả chiến tranh do tổ chức VVMF (Mỹ) tài trợ với tổng kinh phí 3 triệu USD... Các dự án trên đều tập trung hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh và xóa đói giảm nghèo.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các dự án ODA, đặc biệt là các dự án mới đang triển khai như: Dự án Chia sẻ ở 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh do Chính phủ Thụy Điển tài trợ; Dự án xây dựng Bệnh viện Vĩnh Linh do Hàn Quốc tài trợ; Dự án giảm nghèo ở miền Trung do ADB tài trợ ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Đã hoàn thành xây dựng văn kiện khung chương trình Phát triển nông thôn Quảng Trị do Chính phủ Phần Lan tài trợ. Chuẩn bị kế hoạch và nội dung để tổng kết giai đoạn 1 của Dự án Cải cách hành chính và xây dựng văn kiện dự án giai đoạn 2; chuẩn bị xây dựng Đề án tham gia hợp tác phát triển của tỉnh Quảng Trị trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC); khẩn trương xây dựng danh mục các chương trình, dự án ODA, FDI nhằm vận động thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây giai đoạn 2004 - 2010. Giá trị khối lượng thực hiện các dự án ODA đạt 221 tỷ đồng.
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành học, cấp học. Toàn tỉnh có 294 trường học, với 4.384 phòng học, tăng 2,4% so với năm 2003; xây dựng mới 519 phòng học, nâng tỷ lệ số trường được cao tầng, kiên cố hóa lên 58,5%. 7/9 huyện, thị xã và 123/138 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt 89,1% (kế hoạch là 87%); đồng thời, có 80 trường Tiểu học, 2 trường Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông và 4 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng; đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa: giáo viên ngành học Mầm non đạt chuẩn 70%; Tiểu học 95%; Trung học cơ sở 94% và Trung học phổ thông đạt 99,8%.
Trong năm 2004, Văn phòng đề xuất Lãnh đạo tỉnh liên kết với trường Đại học Rắt Tha Bắt tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan) mở các lớp Đại học tiếng Thái và các lớp đại học chuyên ngành khác cho cán bộ và con em Quảng Trị được tuyển chọn sang học tại Thái Lan. Đây là tỉnh đầu tiên chủ động mở rộng quan hệ hợp tác Giáo dục - Đào tạo giữa Việt Nam - Thái Lan, được các tỉnh bạn học tập và đánh giá cao.

Khai mạc Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á – Năm 2004

Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được tăng cường trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, mục tiêu lớn của tỉnh kết hợp với xây dựng các mô hình "Quỹ hoạt động dân số", "Làng không sinh con thứ 3", mô hình "Truyền thông tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình" tại các vùng khó... Mức giảm tỷ suất sinh 0,7% (kế hoạch là 0,7 - 0,8%). Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 26,54% (kế hoạch là 25%).
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở các địa phương, đơn vị phát triển mạnh. Hoạt động của các Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của các xã, phường, các làng văn hóa diễn ra sôi nổi, có chất lượng. Trong năm đã tổ chức thành công Liên hoan các Câu lạc bộ văn hoá - văn nghệ cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với ngành Văn hoá - Thông tin, UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Truyền thống Vĩnh Linh; hoàn thành đầu tư tôn tạo di tích Địa đạo Vịnh Mốc, Tà Cơn, Thành cổ Quảng Trị (giai đoạn 1); chỉ đạo tích cực triển khai xây dựng di tích Đôi bờ Hiền Lương và Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Chất lượng thông tin ngày càng tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Trong năm đã đưa vào vận hành máy phát VTV3 của tỉnh và 2 trạm phát lại truyền hình tại các xã miền núi. Đặc biệt, để tham gia vào chương trình du lịch "Con đường Di sản miền Trung" của Chính phủ, tỉnh đã chủ động, kịp thời đăng ký với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ đề nghị được tổ chức "Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á" tại Quảng Trị. Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á tổ chức tại Quảng Trị (từ 25 - 28/7/2004) đã có tác dụng tích cực góp phần quảng bá, kêu gọi đầu tư; tạo được những tình cảm và ấn tượng đẹp về mảnh đất, con người Quảng Trị trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế; củng cố thêm niềm tin, sự đồng lòng quyết tâm cao của nhân dân trong tỉnh cùng đoàn kết chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan hoàn chỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt 3 Đề án: Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở xã, phường, thị trấn đến năm 2010; phát triển Trường dạy nghề Tổng hợp tỉnh đến năm 2010; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tốt Hội chợ Lao động việc làm lần thứ nhất của tỉnh; qua đó, 12.500 người tham gia dự tuyển, 5.037 người được phỏng vấn trực tiếp và 850 người được các doanh nghiệp tuyển vào làm việc; tạo việc làm mới cho 6.750 lao động, tăng 4,8% so với năm 2003; đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh và được HĐND tỉnh thông qua, bố trí biên chế Lưu trữ chuyên trách cho các huyện, thị xã.
Phong trào xây dựng quỹ "Ngày vì người nghèo" được đông đảo cán bộ, nhân dân tích cực tham gia. Năm 2004 đã thu được 1,837 tỷ đồng, nâng tổng số huy động từ 2001 đến 2004 lên 5,246 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,38% năm 2003 xuống còn 12,4% năm 2004 (giảm gần 2.500 hộ). Trong năm, tỉnh đã huy động các chương trình, dự án như: Chương trình 135, các xã biên giới, dự án do Phần Lan tài trợ ở huyện Đakrông, dự án ADB cho Hướng Hóa, Đakrông và các dự án NGO…để đầu tư cho 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và một số xã đặc biệt khó khăn ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
Đến 15/11/2004, hoàn thành bàn giao 859 nhà ở thuộc chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số của tỉnh. Các địa phương đang tích cực phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng 1.000 nhà ở trong năm 2004.
Ngoài ra, Văn phòng UBND tỉnh cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án giải quyết người lang thang nơi công cộng trình UBND tỉnh phê duyệt; trực tiếp tham mưu thực hiện các chính sách cứu trợ đột xuất cho các đối tượng bị thiên tai, hỏa hoạn, bom mìn; nạn nhân tai nạn giao thông... để giảm bớt một phần gánh nặng khó khăn cho các đối tượng này; tham mưu UBND tỉnh phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ngành liên quan tổ chức thành công cuộc bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009; hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án cải cách hành chính cơ chế "1 cửa" theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kiện toàn và củng cố 30 tổ chức theo yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; triển khai xây dựng Đề án tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo Nghị định 171/2004/NĐ-CP và 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Đề án tổ chức bộ máy huyện đảo Cồn Cỏ để trình HĐND tỉnh.[1]
Kết thúc thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2004, trên cơ sở những thành tựu đã được, Văn phòng UBND tỉnh khẩn trương tham mưu đề xuất phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu của năm 2005 - năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, cũng là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và là năm đầu tiên của một nhiệm kỳ UBND tỉnh mới (2004 - 2009).
Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 10,5%, trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 24,8%; dịch vụ tăng 8%. Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 5,16 triệu đồng, tăng 17,5% so với năm 2004.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 322,55 tỷ đồng, bằng 102%. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 1.210,73 tỷ đồng, bằng 123,73% kế hoạch.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 triệu USD (kế hoạch 18 triệu USD), đạt 68,3% kế hoạch. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 24 triệu USD (kế hoạch 16 triệu USD), vượt 50% kế hoạch.
Năm 2005, do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát sinh gây hại cục bộ ở một số địa phương đã làm cho sản xuất nông nghiệp sụt giảm so với năm 2004, diện tích gieo trồng hàng năm chỉ thực hiện bằng 99,7% kế hoạch; diện tích cây công nghiệp ngắn ngày giảm 8,6%; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 44,4 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 20,55 vạn tấn, đạt 95,6% kế hoạch, giảm 6,4%.
Sản xuất lâm - thủy sản tiếp tục chuyển biến tích cực. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm hiện có 17.433,5 ha, tăng 5,3% (879 ha) so với năm 2004. Cao su, cà phê tiếp tục phát triển ổn định, giá cả tiêu thụ liên tục tăng, góp phần quan trọng vào tăng thu nhập cho một bộ phận nông dân và phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá.
Diện tích và năng suất các loại cây trồng chủ yếu tăng so cùng kỳ năm trước. Diện tích cây công nghiệp các loại tăng 5,3%. Diện tích trồng mới rừng tập trung ước đạt 4.584 ha (kế hoạch 4.000 ha), đạt 114,6% kế hoạch, giảm 21,6% so với năm 2004. Công tác chăm sóc và phát triển rừng đạt 100% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác đạt 39.890 m3, tăng 16% so với năm trước; kết quả thực hiện dự án trồng rừng đã có tác động tích cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường; độ che phủ toàn tỉnh đạt trên 38%.
Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt 18.136 tấn, bằng 113,4% kế hoạch, tăng 3,2% so với năm 2004. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng Cảng cá và Khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ; đẩy mạnh thi công Khu neo đậu trú bão và hậu cần nghề cá Cửa Tùng.

[1] Báo cáo số 111/BC-UB ngày 06/12/2004 của UBND tỉnh Quảng Trị

Lễ hội Huyền thoại Trường Sơn – Năm 2004

Trong năm 2005, Văn phòng UBND tỉnh đã tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của tỉnh giúp lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành một cách đúng hướng, thực hiện thắng lợi tất cả các nhiệm vụ, mục tiêu cấp bách của kế hoạch đã đề ra, đặc biệt thực hiện thành công 3 chương trình trọng tâm là: Chương trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Chương trình hành động xóa đói giảm nghèo và Chương trình phát triển doanh nghiệp.
Sản xuất công nghiệp năm 2005 duy trì ổn định và đạt tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm qua, ước đạt 721,2 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), bằng 100,2% kế hoạch, tăng 24,9% so với năm trước. Các thành phần, các ngành kinh tế đều đã duy trì được tốc độ phát triển khá ổn định. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đang được tập trung đầu tư như: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo. Đang triển khai xây dựng các Cụm công nghiệp: Đông Lễ; Phường 3 (Đông Hà); làng nghề Diên Sanh. Đang tiến hành quy hoạch các Cụm công nghiệp: Bắc Cửa Việt (Gio Linh); Tân Trang - Tân Định (Cam Lộ); Phường 5 (Đông Hà); Hải Thượng (Hải Lăng); Bắc Hồ Xá, Cửa Tùng (Vĩnh Linh); Bàu De (Thị xã Quảng Trị); Ái Tử (Triệu Phong)...

Đoàn du lịch Ấn Độ hành trình trên "Con đường Xuyên Á" qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo

Trong hoạt động giao thông vận tải, nhiều phương tiện được đầu tư mới, một số tuyến đường mới được đưa vào khai thác. Nhiều công trình giao thông quan trọng đã được đầu tư, nâng cấp và một số đã hoàn thành trong năm như: Các đường tỉnh 74; 75; 11; 70; đường Tà Rụt - A Vao; cầu Bến Sanh; cầu tràn Ba Lòng…; toàn tỉnh kiên cố hoá được 101 km đường giao thông nông thôn, đạt 40,4% kế hoạch. Tổng khối lượng đường giao thông nông thôn thực hiện từ 2002 - 2005 đạt 634km, bằng 51% chỉ tiêu kế hoạch.
Mạng lưới bưu chính - viễn thông được phát triển mạnh trên địa bàn. Đến hết năm 2005 có 100% xã phường trên địa bàn có máy điện thoại, mật độ điện thoại đạt 9,2 máy/100 dân.
Thương mại - du lịch - dịch vụ tiếp tục phát triển khá ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 3.085 tỷ đồng, bằng 114,3% kế hoạch, tăng 24,9% so với năm 2004. Doanh thu du lịch đạt 50 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2004.
Hoạt động của các hợp tác xã trên các lĩnh vực từng bước đã được củng cố và ngày càng đi vào ổn định, trình độ năng lực quản lý hợp tác xã được nâng lên. Toàn tỉnh có 363 hợp tác xã với 253.000 xã viên và người lao động. Tổng số vốn kinh doanh 208 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị sản xuất ước đạt 510 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân ước đạt 26 triệu đồng/hợp tác xã.
Mức tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ có bước phát triển khá, đạt cao hơn các năm trước. Quỹ tín dụng nhân dân được củng cố, chất lượng cung cấp các dịch vụ ngân hàng được nâng lên. Đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, góp phần cải tiến công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
Tình hình đầu tư phát triển và kinh tế đối ngoại có nhiều tiến bộ. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2005 ước đạt 1.600 tỷ đồng (tăng 18,12% so với năm 2004). Năm 2005, tỉnh đã tích cực làm việc với các Bộ ngành Trung ương để bổ sung vốn cho các chương trình dự án quan trọng. Nhờ đó, công tác huy động, thu hút nguồn vốn đạt kết quả khả quan. Riêng vốn Trung ương bổ sung cho tỉnh 50.000 triệu đồng; các nguồn vốn khác bổ sung đều tăng đáng kể: vốn JBIC tăng 1.000 triệu đồng, vốn dư ADB cải tạo mạng cấp nước Đông Hà tăng 15.000 triệu đồng... Tổng vốn ngân sách địa phương quản lý năm 2005 ước đạt 760.762 triệu đồng, tăng 39,9 % so với năm 2004.

Chợ Đông Hà - Trung tâm thương mại lớn của tỉnh

Về thu hút vốn ODA, Quảng Trị đứng thứ 2/23 tỉnh miền Trung với 31 dự án đã được cộng đồng quốc tế cam kết (tổng vốn đầu tư trên 120,29 triệu USD, trong đó viện trợ không hoàn lại 60,99 triệu USD). Nhiều dự án lớn đang được thực hiện: Dự án giảm nghèo miền Trung; dự án Chia sẻ; các dự án JBIC; dự án phát triển nông thôn vùng ven biển Triệu Phong; Chương trình phát triển nông thôn Quảng Trị... Thu hút nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) đầu tư trên địa bàn 43,7 triệu USD (vốn không hoàn lại); có 5 dự án FDI đang được đầu tư, đi vào hoạt động trên địa bàn với tổng vốn đầu tư 17,6 triệu USD.
Văn phòng UBND tỉnh đã chuẩn bị chu đáo, phục vụ Lãnh đạo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến và kêu gọi đầu tư tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Trị, Lào, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc; ký kết Bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh Quảng Trị - Savannakhet - Mukdahan được tổ chức tại Lào; tham gia Hội chợ triển lãm Thái Lan - Lào - Việt Nam tại thành phố Huế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp xúc, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư giữa các bên đối tác. Đặc biệt, Khu Thương mại Lao Bảo đã được Chính phủ quyết định đổi tên thành Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo với cơ chế ưu đãi; đã có 75 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, có 24 dự án đầu tư với tổng mức vốn 524 tỷ đồng; trong đó có 3 dự án có 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư 13,4 triệu USD.
Cơ sở vật chất trường học được tăng cường. Hệ thống trường bán công, dân lập được phát triển, tỉnh đã thông qua đề án quy hoạch phát triển giáo dục đến năm 2010 làm căn cứ để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo... Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn Trung học cơ sở đạt 94,2% (kế hoạch 95%). Tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông dự thi tốt nghiệp cuối cấp tăng 15,2% so kỳ thi năm trước. Phân viện Đại học Huế tại Quảng Trị cũng đã tuyển sinh các lớp đại học đầu tiên với 188 sinh viên. Tỉnh đã tăng cường hợp tác gửi học sinh đi đào tạo ở một số trường Đại học Thái Lan và Đại học Quốc gia Lào. Phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển rộng rãi, số lượng tổ chức hội, hội viên Hội Khuyến học tăng 8.230 người so với năm 2004.
Cùng với việc tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế thì đề án củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở xã, phường, thị trấn đến 2010 đã được triển khai thực hiện. Tất cả các xã, phường, thị trấn đã có trạm y tế được xây dựng kiên cố (trừ các thị trấn mới thành lập: Krông Klang; Cửa Việt), đáp ứng nhu cầu cơ bản trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công suất sử dụng giường bệnh ở các bệnh viện, trung tâm y tế đã tăng lên 90 - 120%. Tỷ lệ khám, chữa bệnh cho số bệnh nhân nội trú và khám bệnh tăng khoảng 3,2% so cùng kỳ năm trước; tiến độ tiêm chủng vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi đạt kế hoạch đề ra.

Địa đạo Vịnh Mốc



Nhiều xã, phường, thị trấn đã xây dựng và mở rộng các quỹ hoạt động dân số, xây dựng mô hình làng không sinh con thứ 3, mô hình truyền thông - tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hóa gia đình ở các vùng khó... Mức giảm tỷ suất sinh xuống 0,54% (kế hoạch 0,6 %); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 25% (kế hoạch 25% ). Trong năm đã giải quyết việc làm mới cho hơn 6.700 lao động (đạt kế hoạch), trong đó Chương trình hỗ trợ việc làm 120 tạo việc làm mới cho 1.200 lao động. Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đang được triển khai thực hiện tích cực. Đến nay, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 970 nhà (kể cả số nhà ở do các tổ chức phi Chính phủ tài trợ) nhằm đảm bảo kế hoạch giai đoạn 2003 - 2008 sẽ hoàn thành xây dựng 4.680 nhà.

Huyện Đảo Cồn Cỏ

Công tác quản lý và các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng có hiệu quả như: Điều tra nước ngầm trên đảo Cồn Cỏ, nghiên cứu dự báo và các giải pháp phòng chống sạt lở, khai thông và bảo vệ Cảng Cửa Việt; các mô hình tiểu vùng lúa chất lượng cao, các giống thủy sản có hiệu quả kinh tế được nhân rộng trên địa bàn các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh và Gio Linh. Các đề tài: Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị; Công tác Dân vận của lực lượng vũ trang trên tuyến biên giới..., đã được nghiệm thu, đạt chất lượng cao; nhiệm vụ hợp tác khoa học và công nghệ với tỉnh Savannakhet - Lào được thực hiện tích cực, bước đầu đạt kết quả.
Năm 2005 là năm nhiều lễ hội, kỷ niệm lớn đã được tỉnh tổ chức thành công, như: Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng; 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 30 năm Miền Nam hoàn toàn giải phóng; 60 năm của lực lượng Công an nhân dân; 60 năm lực lượng Vũ trang địa phương; tổ chức “Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh lần thứ ba” thu hút đoàn ca nhạc các tỉnh miền Trung và 2 nước Lào, Thái Lan; hội chợ Nhà nông toàn tỉnh lần thứ nhất; hội thảo “Du lịch Quảng Trị - Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”; hoạt động chuẩn bị kỷ niệm nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7; đặc biệt, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh đã tổ chức lễ hội “Thống nhất non sông” tại Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải với nhiều nội dung phong phú. Các hoạt động lễ hội đã để lại ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất và con người Quảng Trị với nhân dân cả nước, góp phần tích cực cho công tác giáo dục truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá tiếp tục phát triển; mô hình huyện, thị xã điển hình văn hoá ở Vĩnh Linh, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị tiếp tục phát huy tác dụng. Thiết chế văn hoá ở cơ sở được quan tâm đầu tư; nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ ở cơ sở được củng cố và hoạt động có hiệu quả; đã hoàn thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Di tích địa đạo Vịnh Mốc. Đến cuối 2005, có 114.229 gia đình, 1.546 đơn vị phát động và đã có 71.076 gia đình, 753 đơn vị được công nhận gia đình, đơn vị văn hoá; có 525 nhà văn hoá được xây dựng.
Công tác chính sách xã hội, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp các gia đình chính sách, người có công và các đối tượng xã hội khác được quan tâm và thực hiện tốt, nhất là trong các dịp lễ, tết. Trong năm 2005, toàn tỉnh đã huy động Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" được 5.075 triệu đồng; và trong 5 năm 2001 - 2005 đã huy động vào Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" gần 25 tỷ đồng; tổ chức xây dựng mới và sửa chữa 2.235 nhà tình nghĩa. Triển khai thực hiện các Chương trình 134, 135, 174, chính sách trợ giá trợ cước, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai Len với tổng số nguồn vốn đầu tư là 73.181 triệu đồng; triển khai thực hiện Nghị quyết 05/TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây và Nghị quyết 7 Trung ương về công tác dân tộc trong giai đoạn mới.

Bãi tắm Cửa Tùng

Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và biên giới triển khai thực hiện thuận lợi, đầu tư đúng mục đích. Khối lượng thực hiện đạt khoảng 95% kế hoạch, dự kiến có khả năng hoàn thành kế hoạch và thanh toán hết vốn trong năm. Ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung thi công dứt điểm các công trình.        
Qua triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tạo ra những bước phát triển khá tốt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trình độ dân trí nâng lên; cơ cấu sản xuất chuyển đổi; mô hình sản xuất trang trại xuất hiện càng nhiều; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10 % (kế hoạch 10% tính theo tiêu chí cũ); đời sống vật chất được cải thiện và nâng cao; tình đoàn kết các dân tộc được thắt chặt, mối quan hệ cộng đồng được phát triển khá tốt.
Trong 5 năm qua, Văn phòng UBND tỉnh đã xác định, xây dựng và bám sát, triển khai chương trình kế hoạch công tác hàng năm. Bộ máy Văn phòng được sắp xếp lại, các phòng chức năng được hình thành; tích cực tuyển chọn và tuyển dụng chuyên viên, cán sự cho khối Nghiên cứu - Tổng hợp, các Phòng và Trung tâm nhằm khắc phục tình trạng kiêm nhiệm công việc; Đảng bộ, các Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban Nữ công từng bước được củng cố; kiện toàn; nhiệm vụ tin học hóa công tác Văn phòng được chú trọng, hầu hết cán bộ, công chức đã thành thạo việc sử dụng máy vi tính soạn thảo, quản lý văn bản và khai thác các dữ liệu cần thiết trên mạng để giúp cho việc tham mưu, giúp việc được nhạy bén và thông suốt hơn. Đồng thời, Văn phòng UBND tỉnh đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo UBND tỉnh, sự giúp đỡ của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự phối hợp chặt chẽ của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, các Sở, Ban ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh; với vai trò tham mưu, giúp việc của mình, Văn phòng UBND tỉnh đã làm thủ tục phát hành 30.662 văn bản của UBND tỉnh; tiếp nhận, đăng ký và chuyển giao 72.309 văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, địa phương và công dân gửi đến UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đúng quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, bí mật trong quản lý, điều hành. Đồng thời, phục vụ hàng trăm cuộc họp, hội nghị, hội thảo quốc tế; đón tiếp hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm, làm việc với UBND tỉnh an toàn, chu đáo, hiệu quả.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Văn phòng nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2005), Văn phòng UBND tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao giữa các đơn vị thuộc khối Văn phòng; biểu dương khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng Văn phòng, gương mẫu trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời, đáp ứng nguyện vọng của tập thể Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức Văn phòng, UBND tỉnh nhất trí giao Văn phòng biên soạn cuốn sách "60 năm xây dựng và phát triển của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị”- Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại những mốc lịch sử quan trọng, những đóng góp thiết thực, những thành quả tốt đẹp trong quá trình xây dựng, phát triển của Văn phòng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và nêu cao tính trung thực, tận tụy phục vụ của cán bộ làm công tác Văn phòng cho các thế hệ tiếp nối công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị; đây cũng là cuốn sách phục vụ cho công tác nghiên cứu các tư liệu lịch sử liên quan đến Văn phòng UBND tỉnh.
Tóm lại, giai đoạn 2001 - 2005, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng; cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực, thu hút đầu tư bước đầu được tạo lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả; mục tiêu chăm lo con người, giải quyết chính sách xã hội được đẩy mạnh toàn diện; các thiết chế văn hóa được tăng cường; đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện; hệ thống hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư xây dựng; quốc phòng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững; tổ chức và hoạt động chính quyền các cấp và các cơ quan tư pháp có tiến bộ; dân chủ xã hội, kỷ cương pháp luật được tăng cường; quan hệ hợp tác đối ngoại được mở rộng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội[1]. Có thể khẳng định rằng những thành tựu đã đạt được và kinh nghiệm tích lũy trong công cuộc xây dựng, đổi mới quê hương những năm qua là rất quan trọng và tạo tiền đề cơ bản cho giai đoạn phát triển 5 năm 2006 - 2010.

[1] Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV

Các tin khác